“Án mạng trên chuyến tàu Tốc hành Phương Đông” – Một tác phẩm đầy sức lôi cuốn của nhà văn trinh thám nước Anh Agatha Christie đã được chuyển thể thành phim điện ảnh năm 2017. Một toa tàu chật kín ở tất cả các khoang trong một mùa ế ẩm, sự lạ lùng còn ở chỗ các hành khách trên tàu đến từ nhiều tầng lớp và quốc tịch khác nhau. Sau một trận lở tuyết nặng nề, thì ngay trong đêm một vụ thảm sát kinh hoàng đã diễn xa.
Khởi đầu câu chuyện
Những hành khách trên tàu Tốc hành Taurus
Thám tử Hercule Poirot
Trung úy Dubosc được viên tướng quân người Pháp giao nhiệm vụ đưa tiễn ông Hercule Poirot(viên thám tử người Bỉ) lên tàu Tốc hành Taurus và đã thực thi nhiệm vụ này một cách tận tụy.
Cô gái và Đại tá Anh
Mary Debenham một cô gái cao, gầy, nước da ngăm ngăm, am hiểu thế giới và lọc lõi trong du lịch, cô ngủ rất ít trong suốt mấy ngày liên tục. Cô làm nghề bảo mẫu ở Baghdad và muốn về thẳng nước Anh vì cách đây hai năm cô đã ở Stamboul trong ba ngày rồi. Khi ngắm nhìn khung cảnh Taurus lộng lẫy, cô gái bỗng thở dài. Và cô nhất quyết phải lên được tàu Tốc hành Phương Đông Simplon, điều đó rất quan trọng đối với cô.
Ngày Đại tá Arbuthnot từ Ấn Độ về, hai người ở cùng toa với ngài thám tử, họ thường ngồi ăn cùng nhau. Và trước mặt Poirot, hai người đang diễn một vở tuồng nhỏ khá kỳ lạ.
Chuyến tàu Tốc hành Phương Đông Simplon
Cuộc gặp mặt tại khách sạn Tokatlian
Khi dừng chân tại khách sạn Tokatlian, Poirot bỗng dưng nhận được một điện tín, buộc ông phải lên chuyến tốc hành Simplon lúc chín giờ. Và vô tình ở đây Poirot gặp lại ông bạn người Bỉ Bouc – giám đốc Công ty Quốc tế Toa nằm cũng sẽ lên cùng chuyến tàu với ông.
Trong nhà hàng, ánh mắt của Poirot dừng lại ở một bàn hai người Mỹ, một người tên Hector MacQueen trạc ba mươi tuổi, người còn lại tên Ratchett từ sáu mươi đến bảy mươi tuổi có vẻ ôn hòa, đức độ nhưng ông ấy lại có một đôi mắt nhỏ, sâu và quỷ quyệt.
Sự đông đúc kỳ lạ
Trên tàu bỗng dưng không còn giường nằm hạng nhất nào, ngay cả khoang hạng hai cũng đã chật kín, nhưng nhờ sự sắp xếp của ông bạn Bouc, mà Poirot đã được đưa hành lý đến giường số 7 chỗ đáng lẽ thuộc về một ông Harris nào đó nhưng gần đến giờ tàu chạy mà vẫn chưa thấy xuất hiện. Ở cùng khoang với Poirot chính là MacQueen, dù cho anh chàng này rất bực tức vì muốn được ở riêng.
Các hành khách trên toa Stamboul-Calais
Ngày hôm sau trong toa ăn uống, sau khi được thưởng thức những món ngon lạ thường tại bàn ưu tiên đặc biệt của ông bạn Bouc, Poirot có dịp quan sát những hành khách khác.
Một chiếc bàn sắp xếp ba người nam có quốc tịch khác nhau Anh, Mỹ, Ý. Ở một chiếc bàn nhỏ có một bà già xấu xí nhưng cuốn hút, bà ta là Công chúa người Nga Dragomiroff. Ở một chiếc bàn lớn khác, Mary Debenham đang ngồi cùng hai người phụ nữ. Trong đó có một người phụ nữ trung niên người Thụy Điển cao ráo có gương mặt trông khá giống một con cừu, người còn lại là bà Hubbard – một phụ nữ người Mỹ lớn tuổi béo tốt, có khuôn mặt phúc hậu. Ở một bàn nhỏ cạnh đó đại tá Arbuthnot đang nhìn chằm chằm từ phía sau của Mary Debenham.
Một phụ nữ trung niên với khuôn mặt rộng, vô cảm đang đứng dựa vào tường, có lẽ chính là bà người hầu Đức. Và phía sau là một cặp vợ chồng người Hungary rất đẹp đôi đang trò chuyện sôi nổi.
Sau khi mọi người lần lượt rời đi khiến toa ăn uống gần như trở nên trống lốc thì bất chợt lão Ratchett đến ngồi đối diện và đề nghị Poirot đảm bảo sự an toàn của ông với khoản tiền phù hợp mà ông sẽ được nhận nếu đồng ý, nhưng câu trả lời là KHÔNG.
Tiếng thét trong đêm
Trong khi đang ngủ thì Poirot bị đánh thức bởi một tiếng thét ở rất gần, cùng lúc đó là một tiếng chuông vang lên. Theo suy luận của mình thì ông nghĩ âm thanh rên lớn đó là của ông Ratchett ở khoang kế bên, nhưng khi hé cửa quan sát và nghe thấy cuộc đối thoại của phụ trách toa với người đàn ông trong phòng nên ông an tâm ngủ tiếp vào lúc một giờ kém hai mươi ba phút.
Trận lở tuyết đã làm cho đoàn tàu phải dừng lại. Nên trong không gian yên tĩnh đó, Poirot có thể nghe thấy rõ mồn mồn âm thanh rót nước ở phòng ông Ratchett, cũng như cuộc trao đổi ồn ào giữa bà Hubbard và phụ trách toa. Bà ấy nhất quyết cho rằng có một người đàn ông đã lẻn vào phòng của mình, nhưng cách thức để hắn thoát thân trong khi cửa chốt ở bên trong thì bà không sao giải thích được.
Vừa mới chợp mắt thì Poirot lại bị đánh thức bởi cảm giác có một vật nặng va vào cửa, khi bật dậy quan sát ông thấy phía xa là hình ảnh một người phụ nữ mặc bộ kimono màu đỏ tươi đang rời xa ông.
Án mạng trong đêm
Ông Ratchett đã chết
Đến trưa hôm sau thì Poirot được ông Bouc báo tin là ông Ratchett đã bị đâm chết ngay trên giường ngủ. Theo như lời bác sĩ Constantine thì ông ấy chết vào lúc từ nửa đêm đến hai giờ sáng.
Cửa bị khóa ở bên trong và hung thủ đã mở cửa sổ để đánh lạc hướng vì trên tuyết không có dấu vết nào cả. Trên người ông ấy có đến mười mấy nhát dao đâm nhưng lực của nó thì hoàn toàn khác nhau, chỉ có một hay hai nhát dao được đâm với lực rất mạnh đến mức thủng cả xương và cơ. Tất nhiên Poirot sẽ là người điều tra vụ án này.
Dựa theo mười hai vết thương để lại thì cả ông bác sĩ và Poirot đều nghĩ đến trường hợp có hai người phạm tội. Trong đó có một người thuận tay trái, người còn lại thuận tay phải, và vài vết thương sâu xuất hiện sau khi nạn nhân đã chết.
Manh mối tại hiện trường
Chiếc ly rỗng đã từng đựng rượu giải thích vì sao nạn nhân không hề la hét, hay phản kháng bằng cách dùng tới khẩu súng ngay dưới gối mà ông ấy đã chuẩn bị từ trước. Dưới đất có hai que diêm khác nhau, nhưng Poirot không thể tìm ra chiếc hộp đựng loại que diêm dẹt hơn.
Một chiếc khăn tay xinh xắn còn có dấu hiệu nhận dạng chứng tỏ có phụ nữ tham gia trong vụ này? Một que thông tẩu là dấu vết của người nam? Và họ không tìm ra hung khí. Trong túi nạn nhân có một chiếc đồng hồ bị đâm méo mó, kim chỉ một giờ mười lăm phút, có phải chăng là thời gian gây án?
Có một mẫu giấy đã bị đốt thành tro. Và bằng thủ thuật của mình Poirot đã nhìn thấy được dòng chữ “…nh bé Daisy Amstrong” từ mẫu tro tàn, đồng thời ông có thể xác định chắc chắn rằng tên thật của nạn nhân chính là Cassetti – kẻ đứng đầu sau nhiều vụ bắt cóc trẻ em.
Và trong hộp đựng nón lỗi thời của bà Thụy Điển, Poirot đã tìm ra thứ mà ông ấy cần.
Lời chứng của mọi người
Buổi phỏng vấn bắt đầu từ ông MacQueen – người đã làm thư ký cho ông Ratchett được hơn một năm và kiêm luôn việc hướng dẫn du lịch cho ông ấy với mức lương hậu hĩnh. Theo lời MacQueen kể thì ông chủ của anh ấy gần đây đã nhận được những lá thư đe dọa. Chúng được viết bằng chữ in, theo Poirot nó có thể do ít nhất là hai người thay phiên nhau ghi một chữ làm cho việc nhận dạng chữ viết khó khăn hơn rất nhiều.
Ông phụ trách toa
Pierre Michel là người Pháp lương thiện và đáng trân trọng, ông ấy đã làm cho công ty được mười lăm năm. Những lời mà ông ấy kể trùng hợp với những gì mà Poirot đã quan sát được trong đêm. Và chỉ có một người phụ nữ mặc bộ kimono màu đỏ có hình con rồng đi dọc theo hành lang để vào nhà vệ sinh, nhưng ông không nhìn thấy mặt của hành khách đó. Ngoài ra, chỉ có bà công chúa Dragomiroff ấn chuông để nhờ ông gọi bà người hầu đến.
Chàng thư ký thẳng thắn
Khi biết được thân phận thật sự của Ratchett đã khiến cho MacQueen sửng sốt vô cùng, vì trước đây cậu ấy đã từng gặp bà Amstrong vài lần. Cậu nghĩ loại người như lão không đáng sống, và chính cậu có thể sẵn sàng làm việc đó. Cậu và đại tá Arbuthnot thích thú nói chuyện với nhau tới tầm hai giờ đêm mới chia tay và có thể cậu đã quên chốt lại cánh cửa kế bên toa ăn uống.
Ông người hầu
Masterman là người hầu của Ratchett, ông ấy là người Anh. Tối đó theo như ý của ông chủ, ông chuẩn bị cho ông ấy một ly thuốc ngủ, nhưng không chứng kiến lúc ông ấy uống. Ông ở cùng khoang với anh chàng người Ý to con, và cả đêm hai người không ra khỏi khoang.
Bà người Mỹ khích động
Bà Hubbard khẳng định tên sát nhân tối qua đã ở trong khoang của bà và cánh cửa thông hai khoang chưa được chốt lại đến khi bà nhờ ông phụ trách toa chốt lại nhưng trước đó bà Thụy Điển đã bảo với bà là nó đã được chốt. Trong lúc bà chợt tỉnh dậy thì nghe tiếng của một người phụ nữ đang nói chuyện bên khoang của ông Ratchett. Và chứng cứ để lại trên tờ tạp chí của bà chính là một chiếc cúc áo bằng kim loại của một phụ trách toa.
Bà Thụy Điển hiền lành
Bà Greta Ohlsson tối qua đã mở nhầm cửa khoang, nên bà là người cuối cùng nhìn thấy ông Ratchett. Bà tìm đến khoang của bà Hubbard để xin vài viên aspirin do bị đau đầu nên bà cũng chắc chắn cô gái người Anh và bà cả đêm không hề ra khỏi khoang.
Bà Công chúa Nga
Công chúa Dragomiroff có một đôi mắt như đá quý và nó toát lên một năng lượng ngấm ngầm và một sức mạnh trí tuệ. Vợ của Đại tá Amstrong chính là con gái đỡ đầu của bà vì bà là bạn thân của mẹ cô ấy. Hai từ “định mệnh” mà bà thốt ra cứ khiến cho Poirot suy nghĩ về nó.
Bá tước và Bá tước Phu nhân Andrenyi
Ông Bá tước là một người đàn ông điển trai. Theo cách ông nói thì vợ chồng ông không hề hay biết chuyện gì hết vì sau khi chơi bài chung với nhau thì hai người đi ngủ và vợ ông phải uống thuốc ngủ khi đi tàu.
Bá tước Phu nhân là một phụ nữ trẻ, cực kỳ diễm lệ, cô có đôi mắt đen tuyền rất hợp với nước da trắng của mình. Phu nhân có tên thánh là Elena Maria, nhưng trên tấm hộ chiếu Hungary này đã bị dính một vết mỡ.
Đại tá Arbuthnot
Ông là người duy nhất thừa nhận mình hút thuốc bằng tẩu, và có biết đến Đại tá Amstrong. Tối qua ông có vô tình ngửi thấy một mùi hương dầu thơm của phụ nữ rất đậm trong lúc ông đang nói chuyện với MacQueen. Khi ông về đến khoang của mình thì phát hiện khoang 16 có người đang hé cửa để lén lút quan sát. Có một điều ông tự tin là cô gái người Anh là một quý cô tốt và hoàn toàn không dính dáng đến vụ án mạng này.
Ông Hardman
Ông là một người Mỹ to béo, và trên hộ chiếu cho thấy ông là một nhân viên kinh doanh. Nhưng theo ông Hardman thì đó chỉ là ngụy trang, ông chính là thám tử ở New York. Và lúc ở khách sạn Tokatlian, Hardman đã nhận được lời đề nghị của Ratchett nên đã lên chuyến tàu này để đảm bảo không có ai hại ông ấy. Như Ratchett tiết lộ thì người muốn giết ông ấy là một người đàn ông nhỏ người, da sậm, giọng nói mai mái.
Anh chàng người Ý
Foscarelli có khuôn mặt tốt bụng, trẻ thơ và là người Mỹ nhập tịch. Không cần phải hỏi thì anh ta cũng tự tuôn ra tất cả mọi thứ về mình. Còn về vụ án thì không tìm ra được manh mối gì thêm từ anh chàng này.
Cô Debenham
Theo Poirot đây phải là một vụ án được tính toán và hết sức lạnh lùng bởi một bộ não rất Anh.
Mary Debenham ăn mặc rất chỉn chu, và cô có thái độ rất bàng quan đối với vụ án mạng này. Tầm năm giờ sáng cô cũng đã nhìn thấy một cô gái mặc bộ kimono màu đỏ, nhưng cô ấy đội nón chụp nên cô không thấy rõ mặt. Đồng thời cô cũng muốn ông Poirot khẳng định là bà Ohlsson không bị nghi ngờ, vì bà ấy hiền lành và đang rất lo lắng.
Poirot nghi ngờ cô nàng người Anh này vì trước đây ông ấy đã vô tình nghe được cuộc trò chuyện giữa cô và ông Đại tá Anh. Ngoài ra, cô nàng còn là một người có bộ óc lạnh lùng, thông minh và tháo vát.
Bà người hầu Đức
Hildegarde Schmidt sau khi bị gọi dậy để đến khoang của bà công chúa để xoa bóp và đọc sách cho bà ấy thì bà là người duy nhất đã nhìn thấy người trong trang phục phụ trách toa nhỏ người, da sậm, giọng nói như phụ nữ.
Tìm ra hung khí
Hung khí là một con dao găm rẻ tiền được bà Hubbard phát hiện trong túi đựng đồ vệ sinh. Và từ đó, cuộc khám xét bắt đầu diễn ra. Đúng như dự đoán của Poirot, bộ đồ đồng phục phụ trách toa và chùm chìa khóa đa năng nằm trong túi áo đã được phát hiện trong hành lý của bà Hildegarde Schmidt. Nhưng điều ông không ngờ đến chính là bộ kimono bằng lụa đỏ lại nằm trong chiếc va-li của chính mình, quả là một thách thức lớn.
Hung thủ là ai?
Suy luận của Poirot
Theo lời của MacQueen thì nạn nhân không hề biết thứ tiếng khác ngoại trừ tiếng Mỹ. Nhưng đêm qua khi phụ trách toa hỏi thì từ trong phòng ông ấy đã có một giọng nói vọng ra bằng tiếng Pháp và đó lại là một câu thành ngữ hoàn hảo.
Vết mỡ trên tấm hộ chiếu Hungary để lại điều gì?
Một bí mật nhỏ đã được hé lộ và Bá tước phu nhân chính là em gái của bà Amstrong.
Và nếu chiếc khăn tay xa xỉ được tìm thấy không phải là của phu nhân thì là của ai? Liệu Phu nhân Andrenyi có phải là hung thủ không?
Vở kịch hạ màn
Chuyện khó mà tưởng tượng được là tất cả mọi người trên tàu đều từ gia đình Amstrong chui ra.
Cô nàng Debenham chính là người đã từng trông nom và dạy dỗ Phu nhân Andrenyi lúc còn nhỏ.
Anh chàng người Ý Foscarelli đã từng là người lái xe cho nhà đó.
Bà Thụy Điển Ohlsson chính là y tá chăm lo cho bé Daisy bé bỏng.
Ông Masterman trước đây là người hầu cho Đại tá Amstrong ở New York.
Bà Schmidt là một đầu bếp giỏi.
Ông phụ trách toa Pierre Michel chính là ba của cô gái Susanne tội nghiệp.
Ông Hardman chính là người yêu của Susanne.
John Amstrong đã cứu mạng của Đại tá Arbuthnot trong chiến tranh.
MacQueen là người luôn mến mộ Sonia Amstrong.
Bà Hubbard đã chọn một vai diễn đóng vai trò quan trọng nhất và với tài năng tài giỏi của mình bà chính là diễn viên Linda Arden.
Mười ba người với mười hai nhát dao, vậy ai là người duy nhất vô tội?
Với hai hướng giải đáp của Poirot, mọi người sẽ lựa chọn công lý hay là sự công bằng cho những người đã phải chịu nỗi khổ đau mà lão Ratchett xấu xa mang lại bao nhiêu năm nay?
Để biết được đáp án cuối cùng mọi người hãy cùng JourJourney.Com đọc sách nhé!!!
Bài viết cảm nhận sách Án Mạng Trên Chuyến Tàu Tốc Hành Phương Đông – Agatha Christie,
Đậu Bắp Mây Xanh